Chớ chủ quan với bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa ở trẻ em một trong những triệu trứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ một căn bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp cấp trên.

Đây là một căn bệnh liên quan đến vấn đề viêm ở vùng tai của trẻ không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe bé yêu của bạn. Khi khám viêm tai, bác sĩ thường chú ý tới dạng viêm tai giữa cấp – hiện tượng có dịch, điển hình là mủ, tích tụ trong tai giữa, gây đau, đỏ màng nhĩ và sốt. Nếu không được phát hiện kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến thính giác của trẻ mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến não bộ của bé.



Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa trên trẻ em

Viêm tai giữa một căn bệnh cực kỳ hay gặp ở trẻ và xuất phát chủ yếu từ 2 nguyên nhân chính đó là do virut và vi khuẩn gây bệnh, các nhân tố này không tự nhiên mà xâm nhập vào cơ thể của bé được mà chúng thường xuất hiện qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng. Do đó khi bị viêm tai giữa trẻ có nguy cơ đang mắc: viêm họng cấp, viêm mũi cấp và viêm a mi đan cấp.

Các dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa ở trẻ

Các dấu hiệu nhận biết như : trẻ bị sốt viêm họng, viêm a mi đan, viêm mũi trước đó vài ngày cho đến một tuần sau đó bệnh nặng thêm hoặc đã khỏi nhưng có dấu hiệu tái phát. Bé bị sốt cao, chán ăn mệt mỏi và hay quấy khóc, không bú, ngủ không yên. Nó là những dấu hiệu rất chung chung có tính tương đồng với nhiều bệnh khác.

Căn bệnh này gây ra đau tai ở trẻ nhở. Với các trẻ lớn tuổi thì kêu đau tai, đầu và có hướng nghiêng đầu về phía đâu. Với những trẻ còn nhỏ không thể kêu đau tai thì bé hay lấy tay quờ lên tai, gãi tai, dụi đầu về bên tai đau. Những dấu hiệu này phải quan sát cực kỳ kỹ lưỡng của người bé cháu mới có thể phát hiện ra được, bác sỹ không thể phát hiện ra được.

Nặng hơn thì màng nhĩ của bé bị sung huyết, bóng lên, phồng lên do có chứa mủ trong tai giữa. Đến một thời điểm nào đó bạn  sẽ thấy có dịch mủ chảy ra thì đích thực nó là căn bệnh viêm tai giữa. Soi họng thấy họng đỏ, viêm a mi đan sưng to, cửa mũi sau viêm sưng. Đến thời điểm này thì bệnh có thể đã chuyển sang mãn tính và có thể gây ảnh hưởng không chỉ tới tai mà tới các vùng khác




Vậy làm sao có thể phòng ngữa viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

- Tiêm phòng kháng sinh đầy đủ cho trẻ nhỏ.

- Giữ vệ sinh tai mũi họng cho trẻ một cách tốt nhất.

- Giữ có thể bé không bị lạnh, tránh tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

-  Tránh để trẻ nơi có khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm

-  Để trẻ ngồi cao khi bú bình để sữa không có khả năng chảy vào tai của trẻ.

Một điều đặc biệt mà rất ít các mẹ quan tâm đó chính là trong sữa mẹ có chứa rất nhiều chất đề kháng giúp trẻ hạn chế bệnh tật, vì thế hãy cho con bú bằng sữa mẹ cho tới khi không thể cho bú được nữa mấy thôi,  hoặc không có điều kiện cho con bú thì ít nhất duy trì cho con bú trong 6 tháng đầu tiên.

Đó là những dấu hiệu và những biện pháp giúp phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ nhỏ một cách tốt nhất
Previous
Next Post »
0 Komentar