Điểm danh 7 loại thực phẩm tốt cho bà bầu

Không phải cứ thực phẩm đắt tiền là nhiều chất dinh dưỡng là tốt trên thực tế hiện nay có rất nhiều thực phẩm rẻ tương đối phổ biến như sữa chua, đậu đỗ, vừng… nhưng chúng lại vô cùng tốt cho bà bầu và bé trong bụng. Hãy cũng điểm danh 7 loại thực phẩm tốt cho bà bầu hiện nay.

1. Các loại đậu đỗ

Các món ăn được chế biến từ đậu đỗ là thực phẩm tuyệt vời cho các bà bầu khi mà trong đậu đỗ chứa đủ các chất chống oxy hóa, chất xơ, sắt và protein. Trong quá trình mang thai đòi hỏi một lượng sắt lớn  những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất sắt rất cần cho phát triển nhận thức bào thai. Ăn đậu đỗ thường xuyên với những món như chè, cháo, bột đậu… là cách hấp thu sắt tốt nhất cho bà bầu.

2. Các loại sữa chua

Với chỉ 1 hộp sữa chua có thể cung cấp ¼ nhu cầu protein, canxi, vitamin và chất khoáng hàng ngày của phụ nữ mang thai. Đặc biệt chú ý nên sử dụng sữa chua “live cultures” (các vi sinh vật sống) vì nó chứa các vi khuẩn lành mạnh mà mẹ cần để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tránh sử dụng sữa chua hoa quả bởi rất có thể trong thành phần của nó có đường hóa học không tốt cho sức khỏe nếu thích ăn có thể cắt vụn hoa quả cho vào sữa chua .

3. Hạt vừng

Rất nhiều người không hề biết rằng hạt vừng chứa rất nhiều thành phần canxi cần thiết cho bào thai phát triển xương. Có thể sử dụng hạt vừng trong các bữa ăn với nhiều loại thức ăn khác nhaubánh mỳ, các món chè, rau trộn hoặc thậm chí là sữa chua hay các món thịt rán, chiên…

4. Củ cải

Một lọa thưc phẩm chứa rất nhiều vitamin C – chất cần thiết cho răng, xương cũng như các mô liên kết của bé. Thậm chí một số loại củ cải Thụy Sỹ còn giàu chất sắt một yếu tố quan trọng trong quá trình mang thai của phụ nữ.

5. Cá mòi

Một trong những loại cá chứa nhiều thành phần omega3 khỏe mạnh, thành phần quan trọng cho sự phát triển não và mắt của bào thai. đặc biệt loại cá này có hàm lượng thủy ngân thấp không như các loại các biển khác; vì vậy, chúng an toàn hơn những loại cá chứa omega3 ở biển khác.

Cá mòi tốt cho bà bầu

6. Cám lúa mì (wheat bran)

Nhiều nghiên cứu cho rằng cám lúa mỳ có tác dụng rất tốt để quản lý tiều đường. Cám lúa mì thường là nguyên liệu chế biến bánh xốp, bánh mỳ, ngũ cốc…

7. Quả việt quất

Quả việt quất đông lạnh cũng có thể giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng vốn có. Những quả việt quất mọc hoang có hàm lượng chống oxy hóa gấp đôi việt quất được trồng thông thường. Các mẹ có thể trộn thức quả này với sữa chua để có một món ăn vặt bổ dưỡng và ngon miệng.


Trẻ dưới 1 tuổi có nên cho sử dụng nhiều nước hoa quả?

Rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay vẫn nghĩ rằng cho bé sử dụng nhiều nước rau quả có nguồn gốc tự nhiên đều nghĩ rằng rất tốt cho bé, nhưng điều này không đúng với trẻ dưới 1 tuổi. Trong thời kỳ thì sữa mẹ vẫn là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy nên khi sử dụng nước rau quả cho trẻ dưới 1 tuổi thì cần lưu ý những điều sau.

Cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước hoa quả
Nước hoa quả cho trẻ dưới 1 tuổi


Không ép trẻ uống nhiều nước rau quả

Trong cuộc sống hiện nay vì rất nhiều lý do khác nhau nên nhiều mẹ không thể cho trẻ bú sữa đến hết 1 tuổi mà cho trẻ sử dụng sữa ngoài nhưng khi không cho con bú nhiều bố mẹ cũng rất lo lắng khi sử dụng thức ăn nhuyễn và nước hoa quả. Khi 6 tháng tuổi trẻ đã có thể uống nước hoa quả nhưng phải pha loãng, bởi nước trái cây có nhiều đường thường dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa, trong khi các loại nước ép rau quả thường có nhiều muối và có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận ở trẻ.

Theo tạp chí “Nhi khoa” của học viên nhi khoa mỹ , đã có khuyến nghị nên chờ đến khi con được 6 tháng tuổi mới nên cho con uống nước trái cây hoặc nước hoa quả xay nhuyễn. Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ rằng nước hoa quả có thể thay thế một phần sữa mẹ và bột cho trẻ hàng ngày, trong khi trên thực tế sữa mẹ phong phú hơn nhiều về các chất dinh dưỡng như protein, chất béo và khoáng chất. Đó là lý do vì sao nước ép hoa quả không thể thay thế được sữa mẹ.

Nước ép hoa quả

Nước ép trái cây vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng khác,nhưng chúng chứa khá nhiều đường không tốt cho trẻ nhỏ. Trẻ 6 tháng tuổi tiêu thụ một chút đường fructose thì được coi là tốt, nhưng quá nhiều sẽ dẫn đến vấn đề sức khỏe. Theo “Bách khoa toàn thư về dinh dưỡng con người” (Encyclopedia of Human Nutrition), trẻ sử dụng nhiều nước ép trái cây một cách thường xuyên có thể làm bé chậm phát triển chiều cao, béo phì, sâu răng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mãn tính, tăng nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2 và có thể giảm sự phát triển trong thời gian sau này.

Khi chế biến đồ uống tại nhà cho trẻ cần chú ý tiệt trùng cho dụng cụ và hoa quả cho trẻ bởi nếu không làm tốt công đoạn này có thể làm hệ thống tiêu hóa của bé bị rối loạn làm trẻ bị tiêu chảy.

Nước ép rau củ

Một số rau củ có hàm lượng Natri rất cao, rất có hại cho thận, đặc biệt là cho thận của trẻ em. Theo cuốn sách “Sinh lý học con người: Phương pháp tiếp cận tích hợp” (Human Physiology: An Integrated Approach) thì mức độ natri cao là độc hại đến các cơ quan lọc máu và các chất lỏng trong cơ thể, chẳng hạn như thận và gan. Hơn nữa, nồng độ natri tốt đối với người lớn lại có thể gây tổn hại cho thận của em bé, đặc biệt là tiêu thụ trong suốt nhiều tuần và tháng. Nước ép rau tươi có hàm lượng natri thấp, nhưng không tiệt trùng và như nước trái cây, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng, như đã nói ở trên.

Các khuyến nghị khi sử dụng nước ép hoa quả
Cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ trong giai đoạn đầu đời của bé là tốt nhất cho trẻ có thể đến 1 tuổi là được. Nếu không thể cũng cố gắng nuôi trẻ đến 6 đến 8 tháng tuổi mới nên cho trẻ uống các loại nước trái cây và nước ép rau củ. Nên chọn rau củ quả có lượng đường và natri thấp và cần pha loãng 50% hoặc 75% khi trẻ mới tập ăn, uống thêm.

Hãy tham khảo qua các bác sĩ dinh dưỡng để có chế độ ăn tốt nhất cho trẻ

Những chú ý về đồ uống cho trẻ em

Uống ít nước quá hoặc nhiều nước quá đều có hại cho cơ thể của bé trong thực tế hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi nhiều nhân tố môi trường và trên thị trường hiện nay cũng tràn ngập cái loại nước ngọt chứa các thành phần không tốt cho các trẻ. Vậy khi chọn  cho trẻ đồ uống cần phải lưu ý những điều gì.
lưu ý khi cho trẻ uống nước
Những lưu ý khi cho trẻ uống nước

Nước suối có nên cho trẻ uống thường xuyên

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng đây là một cách làm không tốt cho bé mang tính mạo hiểm khá cao bởi hệ tiêu hóa của trẻ không được  như người lớn và khả năng thích ứng của cơ thể trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Mà trong khi đó hiện nay trên thị trường tồn tại rất nhiều loại nước khoáng chưa qua kiểm nghiệm có thể chứa nhiều thành phần có hại cho trẻ ở mức độ cao. Vậy nên để an toàn nhất cho trẻ các bậc phụ huynh có thể sử dụng nước đun sôi để nguội.

Theo thông tin từ các chuyên gia thì nguồn nước sạch chỉ cần đui sôi là đã có thể diệt hết các vi  khuẩn gây hại, đáp ứng nhu cầu nước sạch và an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Các bố mẹ cần chú ý khi pha sữa cần sử dụng nước đun sôi để nguội bên ngoài là tốt nhất cho bé.

Cho trẻ uống nước theo nhu cầu của bé

Cho trẻ uống nước không nên tuân thủ theo thời gian biểu cố định mà nên đáp ứng theo nhu cầu của bé, bé khát lúc nào thì cho bé uống lúc đó , không nên ép trẻ uống nước.

Tuy nhiên nếu không cung cấp đủ nước cho trẻ sẽ tạo ra thói quen lười uống nước. Nếu trẻ có thói quen rất ít uống nước làm cho lượng máu lưu thông đến thận không đủ, gây ra các bệnh lý cho trẻ nhỏ như tiểu gắt hay không đi tiểu, gây rất nhiều hại cho chức  năng thận của trẻ

Uống nước quá nhiều gây hại gì đối với sức khỏe trẻ?

Cái gì nhiều quá cũng không tốt , bất kể người trưởng thành hay trẻ em khi uống nhiều nước quá đều không tốt  với trẻ em thì lượng nước cần thiết cho trẻ phụ thuộc và trọng lượng của trẻ. Trẻ được 4kg thì mỗi ngày lượng nước cho trẻ khoảng 800ml , bao gồm cả thành phần nước trong sữa mẹ và trong thành phần pha sữa bột

Có nên cho trẻ uống nước muối pha loãng khi ra mồ hôi nhiều?

Cho dù đặc thù cơ thể của bé rất dễ ra mồ hôi không như người lớn nhưng trong thành phần ăn đã bổ sung lượng muối đầy đủ thì không nên cho trẻ uống thêm nước muối bởi khi làm như vậy không những không có tác dụng mà còn phản tác dụng khi làm cho dạ dày của trẻ bị kích thích.

Không nên cho trẻ uống nước ngọt thường xuyên

Trong thành phần nước ngọt có 98% là nước, còn lại là các nguyên tố khác để tăng khẩu vị đặc trưng của nước ngọt. Và có một điều đặc biệt là trẻ cực kỳ thích loại nước này, hiện nay thị trường có rất nhiều loại  nước trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể chứa nhiều thành phần không tốt cho bé.

Những lưu ý riêng khi cho trẻ nước

- Các chuyên gia còn nhấn mạnh, cho trẻ uống nước ngọt thường xuyên dễ làm trẻ nghiện nước ngọt.

- Sử dụng nguồn nước sạch an toàn cho bé.
- Uống nước ấm cho trẻ là tốt nhất.
- Mùa hè không uống nước quá lạnh mùa đông không uống nước quá nóng.
- Bất luận là đông hay hay thì nước ấm vẫn là tốt nhất, nhiệt độ môi trường có thể thay đổi nhưng nhiệt độ trong dạ dày không hề thay đổi.
- Với trẻ nhỏ thì dạ dày của chúng vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh như người lớn. Cho uống nước quá nóng hoặc quá lạnh đều gây ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ.

Bổ sung nước khi ở trong phòng máy lạnh

Mặc dù trong phòng lạnh không đổ mồ hôi nhiều nhưng cơ thể sẽ bị mất nước trầm trọng bởi cơ chế hoạt động của điều hòa hoạt động với độ ẩm rất thấm khi đó nó sẽ hút độ ẩm từ cơ thể người ra để cân bằng với độ ẩm của môi trường nhất là với trẻ nhỏ bổ sung nước là điều vô cùng cần thiết.

So với người trưởng thành, bề mặt da của trẻ có diện tích lớn hơn, nước trong cơ thể dễ bốc hơi qua da, lượng nước này còn nhiều hơn so với khi bị đổ mồ hôi.

Thường thường qua một đêm ở phòng lạnh thì trẻ sẽ tiêu hao khoảng 100ml nước, môi bị khô và lúc đó cần bổ sung nước kịp thời, tốt nhất nên đảm bảo nhiệt độ trong phòng lạnh ở một nhiệt độ bảo hòa.

Uống trà giải nhiệt

Người lớn có thể uống trà giải nhiệt thì trẻ nhỏ cũng có thế sử dụng nó nhưng đặc biệt chú ý là không có thành phần gây hại cho bé . Cách này cũng có thể giúp trẻ thông tiện, giải nhiệt… và không ảnh hưởng gì nhiều đến dạ dày.

Làm gì khi trẻ bị táo bón, đặc biệt là trẻ nhỏ

Táo bón có thể bắt nguồn từ việc pha sữa cho trẻ các bố mẹ lưu ý pha đúng lượng nước mà nhà sản xuất quy định, không tự ý pha sữa đặc hơn hay là loãng đi. Người mẹ nên truyền đạt và chỉ dẫn kỹ lưỡng cho người chăm sóc trẻ.

Đối với trẻ còn đang bú mẹ thì người mẹ phải theo dõi phân của bé và số lần đi tiêu để thay đổi chế độ ăn uống của mình, ăn nhiều rau quả có tính nhuận tràng và quan trọng người mẹ cho con bú cũng phải được cung cấp đầy đủ rau xanh, trái cây, uống nhiều nước và có chế độ dinh dưỡng tốt.

Không nên sử dụng các thức uống có thể gây hại cho trẻ như rượu, bia,thức uống có cồn trong thời kỳ cho con bú.

Nguồn : Internet

Khoai lang thành phần thiết yếu trong khẩu phần ăn cho trẻ

Củ khoai lang một thực phẩm nhìn có vẻ rất đơn giản nhưng ít ai ngờ rằng đây là một loại củ quả chứa vô cùng nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể trẻ nhỏ ở trong củ khoai lang chứa nhiều vitamin A, E, folate, beta caroten, kali và canxi. Đây là một loại củ đứng đầu bảng xếp hạng trong 58 loại rau củ chứa đủ 6 chất dinh dưỡng (vitamin A, C, folate, sắt, canxi và đồng) và đối thủ đứng sau khoai lang là củ carrot


nhieu-duong-chat-co-trong-khoai-lang
Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho trẻ


Thành phần dinh dưỡng chứa trong một bát khoai lang đã được nấu chín.

- Vitamin A (24,877mg); vitamin C (28mg) cùng nhiều thành phần vitamin khác nhưng ở hàm lượng thấp.

- Kali (273mg); photpho (29,5mg); magiê (13,5mg); canxi (6,2mg); sắt (55mg); kẽm (3mg); mangan (6mg)…

Các phương pháp chế biến khoai lang cho bé

1. Khoai lang nướng : Đây là biện pháp có lẽ nên dùng nhất bởi cách này là cách tốt nhất giữ mùi vị và các thành phần dinh dưỡng chứa trong củ khoai lang. Chọn khoai lang nướng nên chọn loại khoai mềm để khi nướng thì thịt của khoai lang sẽ mềm ra đến mức chảy nước vô cùng ngon miệng hơn cho bé , khi nướng chín cho bé cần đợi khoai nguội lột bỏ vỏ lấy phần ruột và dùng thìa xúc cho trẻ ăn từ từ để bé không bị nghẹn.

2. Khoai lang dầm : Với cách chế biến này bạn sẽ làm sạch khoai lang và làm chín khoai lang bằng phương pháp luộc (lưu ý, bạn chỉ nên để cho mực nước hơi ngập khoai một chút và có thể thái nhỏ khoai lang để làm chín nhanh hơn). Khi khoai đã chính thì dùng thìa làm nhuyễn khoai lang thành hỗn hợp sệt. Khi hỗn hợp này nguội khi đó bạn có thể dùng thìa xúc cho bé ăn  (không cần trộn thêm sữa hoặc đường vào hỗn hợp khoai lang).

3. Hỗn hợp khoai lang và táo: Với món ăn này bạn cần nửa quả táo đã gọt sạch vỏ và 1 củ khoai lang (đã được gọt sạch vỏ) cho cả 2 thứ vào nồi hấp cho đến khi cả hai đã chín mềm  với hỗn hợp này có thể làm nhuyễn hoặc xay cho bé ăn. Với bé ở tuổi ăn bốc thì có thể thái lát 2 thứ này rồi trộn lẫn với nhau rồi cho bé dùng tay thưởng thức sẽ vô cùng ngon miệng cho bé.

4. Những loại thực phẩm có thể trộn chung với khoai lang:
- Bột ăn dặm cho bé ; táo, lê, đào; carrot, đậu xanh, bí ngô; thịt gà, thịt bò, thịt cừu; sữa chua (hoặc sữa công thức).

Trẻ em ăn hoa quả như thế nào là hợp lý nhất

Hoa quả một thực phẩm giúp bé bổ sung khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể bé phát triển toàn diện nhất, nhưng cho bé ăn hoa quả như thế nào là hợp lý  và tốt nhất cho sức khỏe của bé thì không phải bố mẹ nào cũng biết cần có chế độ cho bé ăn hoa quả ở từng mức độ khác nhau.

cho-tre-an-hoa-qua-nhu-the-nao
Nên cho trẻ ăn hoa quả như thế nào là hợp lý nhất


Trẻ sau sinh 4 tháng

Trong giai đoạn thì nên cho trẻ của bạn làm quen dần với nước hoa quả hoặc hoa quả nghiền. Theo các chuyên gia dinh dưỡng hiện nay thì các bà mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước hoa quả có nhiều vị khác nhau, còn hoa quả nghiền thì nên là táo và lê. 2 lại quả này có vị khá ôn hòa không gây ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa yếu ớt của các bé. Để nước hoa quả tốt thì nên sử dụng ngay sau khi vắt và pha loãng cho bé dễ sử dụng và cho uống vào giữa 2 bữa cho con bú.

Trẻ sau sinh 5 tháng

Ở giai đoạn này thì có thể cho trẻ ăn một lượng hoa quả xay thích hợp. Các loại hoa quả như táo, lê, quả kiwi, dưa hấu đều là những lựa chọn rất tốt. Tuy nhiên chỉ cho trẻ ăn nửa thìa là thích hợp nhất không nên cho trẻ ăn quá nhiều không tốt cho trẻ.

Cho trẻ ăn loại hoa quả nào cũng còn tùy thuộc vào thực trạng sức khỏe của bế ra sao. Nếu bé có hệ tiêu hóa yếu như tỳ vị, dạ dày yếu, hay đau bụng tốt nhất ít ăn các loại hoa quả có tính lạnh như dưa hấu, chuối… Trẻ có tính nóng trong người hay bị táo bón, mảng bám bề mặt lưỡi nhiều thì có thể ăn nhiều lê, quả kiwi… Và trẻ tiêu hóa kém thì hoa quả khi cho bé ăn cần được nấu chín

Trẻ sau sinh 9 tháng

Ở giai đoạn này thì nên cho trẻ ăn hoa quả dạng miếng, để tạo thói quen nhai cho trẻ tốt nhất, đặc biệt là sau khi trẻ mọc răng tuy nhiên hoa quả nên cắt thành nhiều miếng nhỏ không nên để miếng quá to để đề phòng trường hợp trẻ nuốt phải gây tắc khí quản.

Một số lưu khi khi cho trẻ ăn hoa quả hiện nay

Trẻ nhỏ hơn 3 tháng thì nên cho uống nước hoa quả, trẻ từ 4 tháng tuổi trở nên thì cho ăn có thể cho bé ăn vào buổi chiều sau thời điểm bé thức dậy  hoặc cho ăn vào khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn chính mỗi lần cho bé ăn khoảng 100g hoa quả hoặc ít hơn tùy thuộc và thể trạng và sự hấp thụ của bé. Các bố mẹ nên nhớ rằng hoa quả không thể thay hoàn toàn khẩu phần rau xanh, mà cần kết hợp cả 2.

Hoa quả có thể thay thế rau xanh

Nhiều bố mẹ cho rằng hoa quả có thể thay thế hoàn toàn cho thực đơn rau xanh nhưng quan niệm này hoàn toàn sai  lầm khi mà một số khoáng chất và chất sơ cần thiết chỉ có trong rau xanh mà  không có trong hoa quả các bố mẹ nên kết hợp thực đơn rau xanh vào các bữa ăn chính và hoa quả vào các bữa ăn phụ.

Cho bé ăn hoa quả phù hợp với thể chất
Cho trẻ ăn hoa quả còn phải tùy thuộc và sức khỏe của bé không phải cho bé ăn hoa quả nào cũng được. Ví dụ bé đang bị táo bón, bựa lưỡi, nóng trong thì nên cho ăn những loại quả có tính mát như chuối, nước chanh, cam, táo… Với trẻ có hệ tiêu hóa không được tốt thì hãy cho bé ăn táo, vừa tác động tích cực cho việc phát triển trí thông minh của bé, lại vừa tốt cho hệ tiêu hóa.

Tại thời điểm giao mùa hạn chế nhất cho trẻ dưới  6 tháng tuổi ăn hoa quả tươi sống mà nên nấu chín hoa quả trước khi cho bé ăn bởi ở giai đoạn giao  mùa trẻ rất dễ bị ốm đặc biệt là cá bé trai nếu cho bé ăn hoa quả tươi sống ở giai đoạn này trẻ rất dễ  bị mắc các bệnh về đường ruột.

Các bố mẹ cần lưu ý rằng các loại hoa quả có tính nóng như xoài, dứa rất dễ gây ra dị ứng, không thích hợp cho trẻ ăn dặm. Để tốt nhất cho trẻ các loại quả này nên nấu trước khi cho trẻ ăn sau đó lọc lấy nước rồi cho trẻ uống như thế sẽ đảm bảo hơn cho trẻ.

Các nguyên tắc cho trẻ ăn hoa quả

Các bố mẹ cần luôn ghi nhớ rằng cho trẻ ăn cần cho “ăn từ từ, vừa ăn vừa quan sát”. Nên cho trẻ ăn thử trước khi cho ăn nhiều trong khi đó cần phải, quan sát xem liệu có dấu hiệu không tốt như đau bụng, đi ngoài hay dị ứng hay không sau khi quan sát thì mới quyết định cho trẻ ăn hay không.


Thực đơn tốt nhất cho các mẹ sau sinh

Sau sinh người mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe do quá trình mang thai và ảnh hưởng bởi quá trình sinh để . Vậy sau sinh người mẹ nên có thực đơn ăn uống như thế nào, nên kiêng ăn những gì ? để có sức khỏe tốt cho nuôi dưỡng bé

Để có thể đáp ứng đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho cả 2 mẹ con thì trong thực phẩm của mẹ cần có: Ngũ cốc, trứng các loại, đậu và chế phẩm từ đậu, cá và thịt các loại, sữa bò, rau xanh, trái cây, đường, dầu ăn.

thuc-don-cho-cac-me-sau-sinh
Thực đơn cho các mẹ sau sinh


- Trong quá trình nuôi con sau sinh người mẹ nên ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn phụ/ ngày để giúp cơ thể có thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Các thực phẩm nên chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh, nấu; hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ như thức ăn nướng và rán.

- Ăn sáng vừa phải, đều đặn. Tránh ăn quá nhiều để tránh tình trạng tăng cân.

- Lựa chọn thức ăn giàu protein trong thành phần nhưng đảm bảo chứa ít mỡ (như các loại thịt nạc), nên dùng dầu thực vật trong chế biến thức ăn. Uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú... để tăng nguồn cung cấp canxi cho bé. Hạn chế tối đa nhất ăn đồ chiên xào, đồ hộp...

- Sử dụng nhiều rau củ quả để tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nên chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng để phòng táo bón cho mẹ và bé như: rau khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.

-  Chú ý duy trì lượng nước vào trong cơ thể nên duy trì từ (2- 3 lít) nước là thành phần chính cấu thành nên sữa mẹ. Có thể uống nước lọc, uống sữa, nước ép trái cây.

Tuy cần nhiều thực phẩm để có đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé nhưng các mẹ cũng cần kiêng các thực phẩm sau.

Hành tỏi là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú.

- Gia vị: Hành và tỏi một loại gia vị được sử dụng rất nhiều trong chế biến đồ ăn hàng ngày tuy nhiên nó có thể gây ra không ít khó khăn cho các mẹ sau sinh bỏi hành và tỏi sống có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ. bé của bạn rất có thể bỏ bú sữa mẹ vì mùi vị này nếu có trong sữa, mùi vị của hành tỏi có thể giảm bớt đi sau khi được nấu nướng, nhưng nó vẫn có thể khiến cho bụng dạ của bé sau sinh gặp nhiều khó chịu.

- Quả Bơ: Một loại trái cây chứa rất nhiều thành phần vitamin C và các chất béo có lợi cho cơ thể, nhưng trước khi ăn bạn nên thăm dò phản ứng của bé trước. Vì rất có thể loại trái cây này có thể làm cho bụng của bé gặp nhiều vấn đề.

- Khoai Tây chiên: khoai tây chiên và các thực phẩm nhiều chất béo là các thực phẩm được liệt vào danh sách các món ăn không phù hợp cho các bà mẹ, vì chúng chứa hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ lại có thể gây ra nhiều vấn đề cho sữa cho con bú gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.

- Đồ uống có chứa cafein: Một ít caffeine là không sao,  nhưng với lượng nhiều thành phần caffeine trong sữa của bạn lại có thể làm bé của bạn mất ngủ và khó chịu.

Hoặc các mẹ có thể sẽ nhận thấy rằng em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy hơn bình thường khi bụng của bé khó chịu. những biểu hiện này sẽ xuất hiện khi người mẹ cho con bú ăn socola. Nếu thực vật thì tốt nhất, mẹ nên loại trừ các thức ăn gây kích thích này trong chế độ ăn uống của mình. Một số phụ nữ thấy rằng uống ca cao nóng hoặc hạt cao thay cho sôcôla sẽ tốt hơn là ăn uống những thứ liên quan đến sôcôla.

- Đồ uống có cồn: Nếu đang trong một tình huống bạn buộc phải sử dụng đồ uống có cồn, bạn cần chắc chắn rằng mình đã dự trữ sẵn sữa cho bé ra bình, bởi sau khi sử dụng đồ uống có cồn sau 2h bạn sẽ không thể cho con của mình bú nữa.

Trên đây là một vài thực phẩm nên sử dụng và một vài thực phẩm mà các bà mẹ nên kiêng ăn để đảm bảo bé phát triển một cách bình thường nhất.